Mang thai bị sưng mép vùng kín có sao không?

Xuất bản: UTC +7

Một trong những vấn đề có thể xuất hiện sau khi mang thai là tình trạng sưng mép vùng kín. Vậy bị sưng mép vùng kín khi mang thai có sao không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí tình trạng bị sưng mép vùng kín với các mẹ bầu qua bài viết dưới đây nhé!

Thế nào là bị sưng mép vùng kín?

Âm hộ là cơ quan sinh dục của nữ giới bao gồm hai nếp da bao quanh lỗ âm đạo. Hai nếp da này được gọi là môi lớn (nếp gấp bên ngoài) và môi bé (nếp gấp bên trong). Bình thường, khu vực này sẽ có cảm giác đầy đặn nhưng không sưng.

Khi xuất hiện tình trạng sưng mép vùng kín, môi lớn hoặc môi bé sẽ lớn hơn bình thường. Nếu thường xuyên quan sát, chị em hoàn toàn có thể nhận thấy sự thay đổi này.

Mép vùng kín bị sưng đau khi mang thai có bình thường không?

Mép vùng kín bị sưng ở sản phụ thường xuất hiện ở ba tháng đầu tiên và có thể sưng trong những tháng tiếp theo. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể do tử cung và thai nhi phát triển nhanh gây áp lực lên vùng âm hộ khiến vùng kín sưng tấy.

Nguyên nhân sinh lý

Trong quá trình mang thai, hormone estrogen và progesterone tiết ra nhiều hơn dẫn tới những sự thay đổi của cấu trúc của âm hộ, khiến vùng môi lớn và môi bé của âm hộ sưng hơn bình thường. 

Khi mang thai, âm hộ của chị em có xu hướng lớn hơn bình thường

Ngoài ra, chị em có thể nhận thấy những tĩnh mạch màu xanh tím trên môi lớn hoặc môi bé. Sở dĩ có tình trạng này xảy ra là do tử cung phát triển khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép làm xuất hiện hình ảnh tĩnh mạch nổi lên ở mép âm hộ.

Nguyên nhân bệnh lý

Ngoài tình trạng sinh lý, phụ nữ mang thai cũng có thể gặp những vấn đề ở vùng kín do đây là thời gian nội tiết tố thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây hại tấn công và phát triển.

Viêm âm hộ và âm đạo

Âm hộ và âm đạo có thể bị tấn công bởi nấm men, vi khuẩn khiến cho vùng da vốn nhạy cảm nay lại càng nhạy cảm hơn. Ngoài sưng tấy mép vùng kín, chị em có thể phát hiện ra những dấu hiệu khác như:

– Khí hư bất thường (màu vàng, xanh, đỏ hoặc thậm chí là đen, mùi hôi).

– Vết loét ở âm đạo, âm hộ.

– Tiểu buốt.

– Ngứa vùng kín dữ dội.

Ngứa kèm sưng mép vùng kín có thể là biểu hiện của viêm âm đạo

Viêm tuyến Bartholin

U nang tuyến Bartholin được hình thành khi chất nhầy được tuyến này tiết ra không có đường thoát tạo nên một nang ở vùng âm hộ. Bình thường, khối u này sẽ không gây đau nhưng nếu u nang bị nhiễm trùng sẽ dẫn tới tình trạng đau nhức. 

Trong trường hợp khối u chưa nhiễm trùng, người bệnh có thể thực hiện ngâm vùng kín trong nước ấm hàng ngày để khối u biến mất. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng, chị em cần đến gặp bác sĩ để tư vấn những thuốc có thể sử dụng trong giai đoạn mang thai.

⇒ Xem thêm: Các nguyên nhân vùng kín bị sưng một bên mép thường gặp

Cách làm giảm sưng vùng kín khi mang thai

Tình trạng âm hộ xuất hiện sưng tấy khi mang thai thường khó phòng ngừa nhưng các mẹ có thể giảm bớt sự khó chịu bằng những gợi ý sau:

– Thay đổi vị trí thường xuyên, tránh duy trì một tư thế đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.

– Gác chân lên cao để thúc đẩy tuần hoàn.

– Chườm lạnh lên âm hộ. Lưu ý, cần phải sử dụng khăn bọc vào viên đá hoặc sử dụng túi chườm chuyên dụng.

– Hạn chế gãi để da không bị kích ứng.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng những dung dịch vệ sinh thân thiện với da.

– Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

– Bổ sung lợi khuẩn bằng sữa chua.

Nếu các mẹ bầu đang muốn lựa chọn một dung dịch vệ sinh giúp vùng kín sạch sẽ, an toàn với da thì có thể cân nhắc bọt vệ sinh Xcare Women. Sản phẩm không chứa những chất gây hại cho da như Paraben, Alcohol, Phthalate, Sulfate, Triethanolamine nên an toàn với mẹ bầu. Ngoài ra, với các hoạt chất có nguồn gốc từ thiên nhiên đạt chứng nhận ECOCERT – COSMO sẽ giúp mẹ bầu yên tâm sử dụng mà không lo kích ứng da.

⇒ Xem thêm: Vùng kín bị sưng một bên mép thì phải làm sao?

Sau khi sinh mẹ có bị sưng mép vùng kín không?

Mép vùng kín vẫn có thể xuất hiện tình trạng sưng và đau với phụ nữ sau sinh đặc biệt là những sản phụ sinh thường. Do trong quá trình em bé từ bụng mẹ tiếp xúc với môi trường bên ngoài, các vùng mô ở âm hộ có thể xuất hiện tổn thương.

Vì vậy, sau khi sinh xong, các mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ để những tổn thương lành nhanh và giảm tình trạng sưng mép vùng kín.

Khi nào bị sưng mép vùng kín cần gặp bác sĩ?

Mặc dù sưng mép vùng kín có thể là vấn đề sinh lý nhưng đây cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm đặc biệt là với những mẹ bầu. Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu sau, chị em nên đến các cơ sở y tế để được điều trị thích hợp:

– Ngứa vùng kín dữ dội.

– Vùng mép xuất hiện mụn mủ.

– Khí hư bất thường (bình thường khí hư tiết vừa đủ, màu sắc trắng trong, mùi tanh nhẹ).

– Sốt.

– Mệt mỏi kéo dài.

Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả các kiến thức về tình trạng bị sưng mép vùng kín ở phụ nữ mang thai. Do có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nên khi xuất hiện những triệu chứng cảnh báo, chị em nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về sưng mép vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Swollen labia during pregnancy and after birth, Baby Center, truy cập ngày 21/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *