Bình thường, nấm Candida tồn tại mà không gây bệnh nhưng khi có yếu tố thuận lợi nó sẽ nhanh chóng phát triển dẫn tới tình trạng gây viêm âm đạo. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa nấm Candida vùng kín qua bài viết dưới đây nhé!
Nấm Candida vùng kín là gì?
Nấm Candida là một loại nấm tồn tại trên da cũng như một số bộ phận của cơ thể như miệng, họng, ruột hay âm đạo. Khi cơ thể khỏe mạnh, nấm Candida chung sống “hòa bình” với hệ vi khuẩn. Tuy nhiên, khi sự mất cân bằng giữa hệ vi khuẩn chí xảy ra, nấm Candida sẽ phát triển nhanh chóng.
Bệnh nấm Candida vùng kín xuất hiện do nấm Candida ở âm đạo phát triển nhiều bất thường gây nên tình trạng viêm ở biểu mô âm đạo và âm hộ. Do nấm Candida cũng tồn tại ở âm đạo khỏe mạnh nên tình trạng viêm âm đạo do nấm Candida chỉ được chẩn đoán khi:
1) Có sự hiện diện của nấm Candida ở âm đạo.
2) Xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm vùng kín.
Yếu tố nguy cơ nấm Candida vùng kín
Bình thường, nấm Candida vẫn tồn tại trong âm đạo nhưng trong một số trường hợp nhất định, vi sinh vật này sẽ “tận dụng điều kiện thuận lợi” để phát triển và gây bệnh như:
Vệ sinh vùng kín sai cách
Vùng kín là một vùng có hệ thống vi sinh vật luôn giữ trạng thái cân bằng khi cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự cân bằng này rất dễ bị thay đổi bởi nhiều yếu tố như:
– Không vệ sinh vùng kín hàng ngày khiến cho mồ hôi, bụi bẩn cũng như tế bào chết đọng lại trong thời gian dài.
– Sử dụng quần lót không thoáng khí khiến cho “cô bé” luôn ẩm ướt. Điều này tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
– Sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh hoặc chứa các chất gây kích ứng vùng kín.
– Không thay băng vệ sinh thường xuyên trong những “ngày đèn đỏ”.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố bị rối loạn khiến cho nồng độ Estrogen và Progesterone giảm dẫn tới tình trạng âm đạo bị khô. Khi âm đạo bị khô, hệ thống miễn dịch của vùng này sẽ bị ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm vùng kín nhanh chóng phát triển.
Lạm dụng kháng sinh
Việc sử dụng kháng sinh không đúng với chỉ định có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển quá mức gây tổn thương biểu mô âm đạo và âm hộ.
Hệ thống miễn dịch yếu
Người có hệ miễn dịch yếu thường không sản xuất đủ các kháng thể chống lại sự tấn công của các vi sinh vật gây hại nên dễ mắc bệnh nấm âm đạo hơn. Những đối tượng có hệ miễn dịch yếu có thể kể đến như:
– Người mắc HIV/AIDS.
– Người sử dụng thuốc chống thải ghép.
– Người điều trị corticoid liều cao dài ngày.
Dấu hiệu nhiễm nấm vùng kín
Trong nhiều trường hợp, nấm vùng kín thường không xuất hiện triệu chứng. Khi nấm phát triển đến một mức độ nhất định có thể dẫn tới các dấu hiệu như:
– Ngứa và khó chịu ở vùng kín. Đây là một trong những triệu chứng thường gặp nhất của bệnh lý này.
– Khí hư ra nhiều hơn bình thường, màu trắng đục có thể giống như bã đậu kèm theo mùi khó chịu như phèn chua.
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Âm đạo khô rát và gây đau khi đi tiểu nếu nấm lan rộng đến niệu đạo.
Xét nghiệm phát hiện nấm Candida vùng kín
Bác sĩ sẽ tiến hành khai thác những đặc điểm liên quan như tiền sử bệnh, thói quen sinh hoạt, triệu chứng mà người bệnh gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám phụ khoa để xác định tình trạng tổn thương âm đạo để đánh giá mức độ nấm vùng kín.
Trong khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch âm đạo để soi tươi dưới kính hiển vi để xác định nguyên nhân gây bệnh là nấm hay những vi sinh vật khác.
Thuốc điều trị nấm Candida
Tùy vào từng giai đoạn cũng như mức độ nặng của triệu chứng mà bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị khác nhau.
Triệu chứng nhẹ và trung bình
Phương pháp điều trị chủ yếu của tình trạng này là sử dụng những thuốc có tác dụng tại chỗ kết hợp với việc xây dựng thói quen sinh hoạt phù hợp. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng một trong số những loại thuốc chống nấm có các hoạt chất như Miconazole, Clotromazole.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê kháng nấm đường toàn thân chứa Itraconazol hay Fluconazol.
Triệu chứng nặng hoặc thường xuyên tái phát
Trong những trường hợp nấm âm đạo tái phát, bác sĩ có thể chỉ định những thuốc kháng nấm đa liều hoặc dài ngày. Nếu các phương pháp này không có hiệu quả, người bệnh có thể phải thực hiện liệu pháp kháng nấm Azole để cải thiện triệu chứng.
Phòng ngừa nấm Candida vùng kín thế nào?
Để phòng ngừa tình trạng nhiễm nấm Candida, chị em có thể thực hiện những biện pháp sau:
– Lau vùng kín từ trước ra sau để ngăn ngừa sự lây lan của nấm Candida vào âm đạo.
– Vệ sinh vùng kín hàng ngày, lưu ý không được sử dụng những sản phẩm có chứa những chất gây kích ứng da như dung dịch vệ sinh có mùi thơm hoặc chứa những chất như alcohol, paraben, phthalates, sulfate, triethanolamine.
– Không thụt rửa âm đạo.
– Tránh mặc quần lót bó sát hoặc ẩm ướt.
– Thay băng vệ sinh thường xuyên (4-6 giờ/lần), tránh sử dụng những băng vệ sinh gây nên tình trạng kích ứng cho da.
– Không sử dụng kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bọt vệ sinh Xcare Women trong chăm sóc vùng kín hàng ngày.
Với các nguyên liệu từ tự nhiên đạt chứng nhận ECOCERT – COSMOS, bọt vệ sinh phụ nữ Xcare Women hỗ trợ làm sạch vùng kín với các công dụng như:
– Giúp vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô thoáng, đặc biệt trong những ngày kinh nguyệt.
– Giúp kháng khuẩn, ngừa viêm nhiễm, nấm ngứa, làm dịu các kích ứng.
– Chăm sóc vùng kín trong các trường hợp viêm nhiễm, làm giảm nấm ngứa, khí hư, huyết trắng, kích ứng, mùi khó chịu.
– Sản phẩm có độ pH cân bằng với pH sinh lý vùng kín kết hợp hương thơm nhẹ nhàng giúp dưỡng ẩm, mịn màng và làm hồng và trẻ hóa vùng kín.
Kết quả đánh giá hiệu lực kháng khuẩn được thực hiện tại Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương đã chứng minh, sản phẩm có thể tiêu diệt tới 93,6% nấm C.albicans sau 2 phút tiếp xúc nên giúp hỗ trợ phòng ngừa nấm vùng kín hiệu quả.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến nấm Candida vùng kín. Nếu cần tìm hiểu thông tin về nấm vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Candidiasis Basics, CDC, truy cập ngày 15/08/2024
2. Vaginal Candidiasis, NIH, truy cập ngày 15/08/2024
3. Vulvovaginal Candidiasis (VVC), CDC, truy cập ngày 15/08/2024
4. Vaginal thrush, Better Health, truy cập ngày 15/08/2024