Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là bệnh gì?

Vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa là một trong những thắc mắc của nhiều chị em. Vậy bệnh lý nào có thể dẫn tới tình trạng này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi qua bài viết dưới đây nhé!

Vùng kín bình thường có mùi gì?

Vùng kín mỗi chị em đều sẽ có mùi đặc trưng riêng và có thể thay đổi tùy theo lối sống cũng như sức khỏe của cơ thể. Mùi của vùng kín phụ thuộc vào độ axit của âm đạo. Cơ quan này là chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau, sự cân bằng giữa các loại vi sinh vật này giúp cho “cô bé” khỏe mạnh.

Một số mùi thường gặp ở vùng kín khỏe mạnh có thể được kể đến như:

– Mùi hơi chua: Đây là dấu hiệu cho thấy pH âm đạo thấp hơn bình thường một chút. Mùi này có liên quan đến một vi khuẩn có lợi tồn tại ở âm đạo đó là lactobacilli. Nhiều người mô tả mùi này tương tự mùi bánh mì hỏng.

– Mùi hơi ngọt: Đây cũng là dấu hiệu cho thấy pH âm đạo thay đổi đôi chút so với bình thường.

– Mùi kim loại: Thường xuất hiện trong những ngày hành kinh.

Nguyên nhân khiến vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa

Tình trạng vùng kín có mùi hôi báo hiệu một số vấn đề liên quan tới bệnh lý phụ khoa hoặc chăm sóc “cô bé” không đúng cách của các chị em. 

Nguyên nhân sinh lý

Mặc quần lót quá chật

Vùng kín là vùng nhạy cảm rất dễ đọng lại tế bào chết cũng như mồ hôi trong quá trình hoạt động, đặc biệt là trong những ngày hè oi nóng. Mồ hôi ở vùng kín không được thoát ra ngoài sẽ gây nên mùi hôi và khó chịu cho các chị em.

Mặc quần lót quá chật có thể khiến cho mồ hôi và tế bào chết đọng lại gây mùi hôi vùng kín

Lưu ý, nếu mồ hôi đọng lại mà không được vệ sinh thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng viêm nang lông vùng kín gây nên tình trạng ngứa ngáy khó chịu.

Mang thai

Nhiều chị em khi mang thai có thể thèm ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau dẫn tới cô bé xuất hiện mùi bất thường. Ngoài ra, lưu lượng máu đến âm đạo tăng kèm theo sự thay đổi của các hormone như estrogen, progesterone và prolactin cũng sẽ ảnh hưởng đến pH âm đạo khiến cho vùng kín xuất hiện mùi mới so với bình thường.

Sự thay đổi hormone khi mang thai cũng khiến cho mùi của “cô bé” thay đổi

Ngoài ra, những ngày đầu sau sinh mẹ bầu sẽ xuất hiện sản dịch bao gồm máu và mô niêm mạc tử cung cũng có thể khiến cho vùng kín có mùi hôi. Ở giai đoạn này nếu chị em không vệ sinh phù hợp thì sẽ dẫn tới nhiễm khuẩn âm đạo hay cổ tử cung.

Chế độ ăn

Mùi vùng kín dễ bị ảnh hưởng bởi các thực phẩm mà cơ thể tiêu thụ. Vì vậy, nếu chị em ăn những thực phẩm như hành, tỏi, măng thì cũng có thể làm xuất hiện tình trạng vùng kín có mùi hôi.

Tuy nhiên, mùi này sẽ biến mất sau vài giờ sau khi ăn nên nhiều chị em có thể không chú ý.

Nguyên nhân bệnh lý

Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là tình trạng âm đạo bị tấn công bởi các vi sinh vật gây hại. Tùy từng nguyên nhân khác nhau sẽ khiến cho mùi vùng kín có sự khác biệt như mùi tanh hay mùi hôi.

Viêm âm đạo là tình trạng thường gặp gây mùi hôi vùng kín

Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

– Dịch tiết có màu bất thường như vàng, xanh hay xám.

– Ngứa vùng kín dữ dội.

– Đau bụng dưới.

– Tiểu buốt.

– Tiểu rắt.

– Âm hộ sưng đỏ.

Tình trạng này nếu không được điều trị có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân hoặc nhiễm trùng các cơ quan lân cận. đặc biệt thường gặp là nhiễm trùng đường tiết niệu.

Viêm cổ tử cung

Các vi sinh vật gây hại không chỉ tấn công vào âm đạo mà còn có thể tấn công cổ tử cung khiến cho dịch mà các tế bào tiết ra bất thường. Điều này khiến cho khi hư và vùng kín xuất hiện mùi hôi.

Một số triệu chứng thường gặp do tình trạng này gây ra như:

– Đau rát khi quan hệ.

– Chảy máu vùng kín bất thường.

Trichomoniasis 

Đây là một loại ký sinh trùng lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bệnh lý này thường ít gây ra triệu chứng. Đôi khi dấu hiệu có thể phát hiện duy nhất là vùng kín có mùi tanh. Ngoài ra, chị em có thể xuất hiện tình trạng khí hư màu vàng hoặc xanh.

Lậu

Lậu cũng là một bệnh lý lây truyền qua đường sinh dục do vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae gây ra. Với sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn này, chị em có thể xuất hiện tình trạng vùng kín mà cụ thể là khí hư được sinh ra nhiều hơn bình thường kèm mùi hôi.

Lậu là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có thể gây mùi hôi vùng kín

Người mắc lậu sẽ không gặp phải tình trạng ngứa như một số bệnh lý viêm phụ khoa khác. Các triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là:

– Tiểu nhiều lần.

– Đau bụng dưới.

– Đau rát và chảy máu sau quan hệ.

Ung thư cổ tử cung

Việc xuất hiện những tế bào bất thường khiến cho dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường, kèm theo mùi hôi khó chịu. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể không phát hiện ra các triệu chứng cảnh báo nhưng với sự lớn lên của khối u, chị em có thể phát hiện ra một số dấu hiệu như:

– Đau vùng kín âm ỉ.

– Chảy máu âm đạo bất thường.

– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

– Tiểu máu.

– Tiểu nhiều lần trong ngày.

– Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục.

Khi nào vùng kín có mùi hôi cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp vùng kín có mùi hôi bất thường kéo dài. chị em nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra nếu mùi hôi vùng kín đi kèm những dấu hiệu sau thì người bệnh nên nhanh chóng tới các địa điểm uy tín để được thăm khám:

– Khí hư bất thường.

– Nóng rát vùng kín.

– Sốt.

– Mệt mỏi.

Khi xuất hiện nóng rát vùng kín bất thường, chị em nên đến các cơ sở y tế để được điều trị

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về một số bệnh lý khiến vùng kín có mùi hôi. Nếu xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm, đừng ngại ngần tìm đến các phòng khám chuyên khoa để được thăm khám nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về vùng kín có mùi hôi nhưng không ngứa hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Vaginal Odor, Cleveland Clinic, truy cập ngày 17/07/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *