Đau buốt vùng kín là một trong những triệu chứng thường gặp ở nhiều phụ nữ. Tình trạng này do nhiều yếu tố gây nên. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và những cách chữa đau buốt vùng kín qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân đau buốt vùng kín
Đau buốt vùng kín là tình trạng vùng kín xuất hiện dấu hiệu đau và buốt khi đi tiểu. Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới đau buốt vùng kín như:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những tình trạng làm xuất hiện tình trạng đau buốt vùng kín khi đi tiểu. Bệnh lý này có thể xuất phát ở bất kỳ phần nào của đường tiết niệu như thận, niệu quản (ống dẫn nước từ thận đến bàng quang), bàng quang (nơi chứa nước tiểu), niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài).
Một số triệu chứng có thể đi kèm như:
– Sốt.
– Nước tiểu có mùi hôi.
– Nước tiểu đục hoặc có lẫn máu.
– Đau hông lưng.
Nhiễm trùng phụ khoa
Tình trạng đau buốt vùng kín, đặc biệt là khi đi tiểu có thể liên quan đến nhiễm trùng âm đạo và âm hộ như nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn, mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu,…
Một số triệu chứng có thể đi kèm với tiểu buốt như:
– Ngứa.
– Nóng rát vùng kín.
– Mụn nước hoặc mụn rộp sinh dục.
– Khí hư bất thường.
U nang buồng trứng
Tình trạng u nang buồng trứng chèn ép lên bàng quang hoặc niệu quản gây nên tình trạng tiểu buốt, tiểu đau. Một số triệu chứng mà người mắc u nang buồng trứng có thể gặp là:
– Chảy máu âm đạo bất thường.
– Đau vùng xương chậu.
– Luôn có cảm giác còn nước tiểu trong bàng quang.
– Đau bụng dưới.
– Đau lưng.
Viêm bàng quang
Hội chứng kích ứng bàng quang không do viêm có thể gây kích ứng bàng quang mạn tính (diễn ra dài hơn 6 tuần). Ngoài đau buốt vùng kín, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như:
– Đau khi quan hệ tình dục.
– Đau ở âm hộ hoặc âm đạo.
– Số lần đi tiểu nhiều.
Dị ứng
Các hóa chất bên ngoài cơ thể có thể gây kích ứng trên da, đặc biệt là da ở vùng kín. Khi đi tiểu, quá trình kích ứng cũng có thể tăng lên gây nên tình trạng đau buốt. Một số chất có thể gây nên tình trạng kích ứng này là dung dịch vệ sinh vùng kín, chất bôi trơn âm đạo, băng vệ sinh,…
Một số triệu chứng có thể đi kèm cảm giác đau buốt là:
– Sưng tấy vùng kín.
– Ngứa kéo dài.
– Da đau rát.
Ung thư bàng quang
Khối u phát triển trong bàng quang có thể làm xuất hiện cảm giác đau buốt vùng kín. Một số triệu chứng khác đi kèm bệnh lý này là:
– Đi tiểu thường xuyên.
– Đau lưng dưới.
– Mất cảm giác ngon miệng.
– Sụt cân.
– Mệt mỏi.
– Sưng chân.
– Đau xương.
Chẩn đoán đau buốt vùng kín
Để chẩn đoán chính xác tình trạng đau buốt vùng kín, bác sĩ sẽ tiến hành khai thác các đặc điểm liên quan như đau buốt như thế nào, có những triệu chứng nào kèm theo hay không.
Từ những đặc điểm khai thác được bác sĩ có thể thực hiện một số thăm khám và xét nghiệm liên quan như:
– Khám phụ khoa: Bác sĩ thực hiện thăm khám bằng mỏ vịt để đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn của âm đạo cũng như cổ tử cung. Khi xuất hiện những đặc điểm gợi ý viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kết hợp lấy dịch âm đạo để đánh giá nguyên nhân gây bệnh.
– Siêu âm: Bác sĩ sẽ siêu âm ổ bụng để đánh giá về hình ảnh của các cơ quan như thận, bàng quang, niệu đạo và sơ bộ hình ảnh của tử cung và buồng trứng.
– Xét nghiệm nước tiểu: Tiến hành tổng phân tích các thành phần của nước tiểu và tìm kiếm nguyên nhân vi khuẩn gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu.
Ngoài ra, nếu trong quá trình thăm khám phát hiện những đặc điểm nào khác, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định những xét nghiệm liên quan.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ai cũng có thể thỉnh thoảng gặp tình trạng đau buốt vùng kín nhưng nếu tình trạng kéo dài hoặc gặp một số dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
– Máu trong nước tiểu.
– Đau kéo dài 24 giờ.
– Đau hông lưng.
– Dịch tiết bất thường từ âm đạo.
– Sốt cao, rét run.
Cách chữa đau buốt vùng kín
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ có thể đưa ra những điều trị thích hợp. Một số phương pháp điều trị bác sĩ có thể cân nhắc là:
– Nhiễm khuẩn tiết niệu: Sử dụng kháng sinh, trong trường hợp nguyên nhân gây nên tình trạng này ở thận, bác sĩ sẽ cân nhắc tiêm tĩnh mạch.
– Nhiễm trùng phụ khoa: Tùy thuộc vào nguyên nhân mà các thuốc sử dụng sẽ khác nhau. Với nấm men là kháng nấm. Với vi khuẩn là kháng sinh.
Với những khối u thì bác sĩ cần thực hiện những thăm khám khác để đưa ra chẩn đoán giai đoạn và quyết định phương án phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện những thói quen dưới đây để giảm các triệu chứng đau buốt vùng kín:
– Vệ sinh vùng kín đúng cách. Hạn chế sử dụng những dung dịch vệ sinh chứa những chất có thể gây kích ứng da như Alcohol, Paraben, Phthalate, Sulfate, Triethanolamine.
– Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn trong âm đạo.
– Đi tiểu ngay khi có nhu cầu.
– Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho độc giả một số cách chữa đau buốt vùng kín. Vì bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nên khi xuất hiện những dấu hiệu này, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về đau buốt vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. What causes painful urination (dysuria)?, Medical News Today, truy cập ngày 22/06/2024
2. Dysuria (Painful Urination), Web MD, truy cập ngày 22/06/2024