Nấm vùng kín là gì? Hình ảnh bị nấm ở vùng kín

Xuất bản: UTC +7

Nấm vùng kín là một trong những bệnh lý thường xuyên xuất hiện trong đời sống sinh hoạt của chị em. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu, cách phòng ngừa và hình ảnh bị nấm ở vùng kín qua bài viết dưới đây nhé!

Nấm vùng kín là gì?

Nấm vùng kín là tình trạng nấm xuất hiện và gây bệnh ở âm đạo và âm hộ. Bình thường, cơ thể tồn tại một loại nấm có tên là candida. Khi loại nấm này cân bằng trong hệ vi sinh vật của cơ thể thì không có điều gì xảy ra.

Nấm vùng kín xuất hiện do âm đạo và âm hộ bị tấn công bởi nấm men

Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó mà hệ vi sinh vật bị mất cân bằng, nấm men có thể nhanh chóng phát triển gây nên tình trạng nấm vùng kín. Bất cứ ai cũng có thể nhiễm nấm vùng kín đặc biệt là sau tuổi dậy thì và trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Dấu hiệu nấm vùng kín

Người bị nấm vùng kín có khí hư trắng đục và đặc

Khi nấm tấn công vào vùng kín có thể làm xuất hiện một số dấu hiệu như:

– Ngứa, rát ở âm đạo và âm hộ.

– Khí hư (dịch tiết ở âm đạo) màu trắng đục, kết cấu như bã đậu.

– Đỏ và sưng tấy vùng kín.

– Trên da của âm hộ (bộ phận sinh dục) xuất hiện những vết nứt nhỏ.

– Tiểu buốt.

Vì sao vùng kín bị nấm trắng?

Rối loạn nội tiết tố tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển

Hệ vi sinh vật ở vùng kín mất cân bằng là nguyên nhân khiến cho nấm men sinh sôi và phát triển. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là:

– Kháng sinh: Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị tình trạng nhiễm trùng có thể sẽ tiêu diệt những vi khuẩn tốt trong âm đạo dẫn tới sự mất cân bằng hệ vi sinh vật, tạo điều kiện cho nấm men phát triển.

– Rối loạn nội tiết tố: Những trường hợp thay đổi nội tiết tố như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, căng thẳng kéo dài,… cũng có thể làm mất tính cân bằng của hệ vi sinh vật.

– Tiểu đường không kiểm soát: Lượng đường cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại trong đó có nấm men phát triển.

– Hệ miễn dịch suy yếu: Khi hệ miễn dịch suy yếu, nấm men dễ dàng phát triển để gây bệnh hơn. Một số trường hợp có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu như mắc HIV/AIDS, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư bằng hóa trị hay xạ trị.

Hình ảnh bị nấm vùng kín

Chị em thường khó nhận biết nấm vùng kín nếu nấm phát triển sâu ở bên trong âm đạo hay cổ tử cung. Bình thường, nếu nấm phát triển ở âm hộ thì chị em có thể quan sát được một phần tình trạng này.

 

Hình ảnh bị nấm ở vùng kín tại âm hộ và âm đạo
Hình ảnh nấm phát triển ở vùng cổ tử cung

Chẩn đoán nấm ở vùng kín

Thăm khám phụ khoa giúp bác sĩ quan sát được tổn thương của nấm

Để chẩn đoán chính xác người bệnh bị nhiễm nấm, bác sĩ có thể thực hiện những thăm khám liên quan như:

– Hỏi bệnh: Bác sĩ hỏi các triệu chứng bắt đầu từ bao giờ, mức độ ra sao, có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hay không kết hợp với việc đánh giá các yếu tố nguy cơ làm xuất hiện tình trạng nấm vùng kín.

– Khám phụ khoa: Bác sĩ tiến hành thăm khám âm hộ, âm đạo cũng như cổ tử cung để đánh giá tình trạng nhiễm nấm.

– Xét nghiệm dịch tiết âm đạo: Bác sĩ lấy dịch âm đạo rồi gửi đến phòng xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị nấm ở vùng kín

Thuốc kháng nấm được sử dụng để điều trị hầu hết tình trạng nhiễm nấm vùng kín. Liều dùng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng nhiễm nấm. Thuốc kháng nấm hoạt động chủ yếu bằng các chống lại sự phát triển quá mức của nấm men trong cơ thể.

Trong trường hợp triệu chứng nhẹ, trung bình và không thường xuyên tái phát, bác sĩ có thể kê những loại thuốc như:

– Thuốc sử dụng trong 3-7 ngày: Thuốc chống nấm được sử dụng dưới dạng kem, thuốc mỡ, viên nén. Thuốc đặt âm đạo như miconazole, terconazole.

– Thuốc dùng 1 liều duy nhất: Người bệnh sử dụng fluconazole một liều duy nhất là có thể điều trị dứt điểm tình trạng bệnh. Lưu ý, thuốc này không sử dụng cho phụ nữ có thai.

Thuốc bôi là một trong những loại thuốc được sử dụng để điều trị nấm

Đối với nấm vùng kín phức tạp (người suy giảm miễn dịch hoặc tái phát nhiều lần), bác sĩ sẽ kê thuốc với thời gian dài hơn.

– Điều trị qua đường âm đạo: Bác sĩ kê thuốc được sử dụng qua đường âm đạo hàng ngày tối đa 2 tuần, sau đó tiếp tục sử dụng 1 tuần/ lần trong 6 tháng.

– Thuốc uống: Người bệnh cần sử dụng 2-3 liều thuốc uống. Liệu pháp này không được áp dụng đối với phụ nữ có thai.

Lưu ý, để điều trị tình trạng nấm vùng kín, chị em nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến các triệu chứng nặng hơn.

Phòng ngừa nấm ở vùng kín

Thay đổi lối sống là cách phòng ngừa nấm vùng kín tốt nhất. Một số biện pháp mà chị em có thể áp dụng trong đời sống như:

– Không thụt rửa quá sâu trong âm đạo.

– Chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ không chứa những chất tẩy rửa quá mạnh hoặc các chất gây rối loạn cân bằng hệ vi sinh vật vùng kín.

– Lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ không có mùi thơm.

– Thay quần lót hàng ngày, không mặc quần lót ẩm ướt.

– Không sử dụng bao cao su gây kích ứng với âm đạo.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

Chị em có thể cân nhắc lựa chọn sản phẩm bọt vệ sinh phụ nữ Xcare Women. Sản phẩm được Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương kiểm nghiệm tác dụng diệt khuẩn lên tới 93,6% nấm C.albicans sau 2 phút tiếp xúc. Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa các thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu, đạt chứng nhận ECOCERT – COSMO nên sẽ hạn chế kích ứng trên da.

Một số câu hỏi thường gặp

Nấm vùng kín có tái phát không?

Mặc dù được điều trị đúng cách nhưng tỷ lệ tái phát của nấm vùng kín thường dao động từ 14-28% ở những người không có yếu tố nguy cơ đi kèm. Với những người có nhiều điều kiện thuận lợi cho nấm men phát triển thì tỷ lệ tái phát còn cao hơn rất nhiều.

Nhiễm trùng nấm men kéo dài bao lâu?

Hầu hết những trường hợp nhiễm trùng nấm men đều khỏi sau vài ngày dùng thuốc nhưng một số người bệnh có thể mất cả tuần. Đặc biệt là những trường hợp nặng và có nhiều bệnh lý nền thì còn mất nhiều thời gian hơn.

Lưu ý, trong quá trình điều trị, người bệnh không nên ngừng thuốc quá sớm vì có thể khiến các triệu chứng của nấm vùng kín quay trở lại.

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả một số hình ảnh bị nấm ở vùng kín. Do đây là bệnh thường xuyên xuất hiện nên chị em cần theo dõi các triệu chứng và chăm sóc vùng kín đúng cách để hạn chế tình trạng này. Khi có những dấu hiệu, chị em không nên tự ý dùng thuốc mà phải đến các cơ sở y tế để được thăm khám nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về nấm ở vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Vaginal Yeast Infection, Cleveland Clinic, truy cập ngày 18/06/2024

2. Vaginal Candidiasis, NCBI, truy cập ngày 18/06/2024

3. Yeast infection (vaginal), Mayo Clinic, truy cập ngày 18/06/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *