Nấm vùng kín là bệnh lý thường gặp ở đa số phụ nữ. Bệnh thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Vậy nấm vùng kín có tự khỏi không? Cùng tìm hiểu về điều trị nấm vùng kín và những lưu ý với bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu bị nấm vùng kín
Nấm vùng kín là bệnh lý xảy ra khi vùng kín (bao gồm âm đạo và âm hộ) bị tấn công bởi nấm men (thường gặp là nấm Candida) khiến vùng kín bị nấm trắng kèm theo những triệu chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Khi các dấu hiệu mới xuất hiện, các chị em do công việc bận rộn có thể không chú ý đến. Sau này, khi các triệu chứng xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt thì chị em mới đến các cơ sở y tế để được điều trị. Tuy nhiên, khi tiến hành điều trị trong giai đoạn này, bệnh sẽ rất khó điều trị nhưng dễ tái phát.
Một số dấu hiệu bị nấm vùng kín nặng có thể xuất hiện như:
– Vùng kín sưng đau, ngứa, rát. Chị em có thể xuất hiện thói quen gãi nhiều để làm giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Hành động này sẽ khiến cho vùng âm hộ, âm đạo thậm chí là hậu môn bị tổn thương gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày.
– Tình trạng tổn thương vùng kín có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, âm hộ hoặc các bộ phận khác nằm sâu hơn của hệ thống sinh dục như tử cung hay buồng trứng. Điều này có thể làm xuất hiện tình trạng đau bụng dưới và sốt cao.
– Âm hộ xuất hiện những tổn thương nặng nề có thể xuất hiện tình trạng chảy máu.
– Tình trạng đau khi quan hệ, tiểu buốt và tiểu rắt có xu hướng nặng hơn.
– Dịch âm đạo tiết nhiều, vón thành cục.
Nấm vùng kín có tự khỏi không?
Có thể có xác xuất không cần điều trị mà tình trạng nấm vùng kín tự khỏi. Tuy nhiên, người bệnh phải đảm bảo đủ nhiều yếu tố như hệ thống miễn dịch khỏe mạnh – đặc biệt là hệ thống miễn dịch tự nhiên ở vùng kín.
Mặc dù vậy, nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do sự mất cân bằng giữa hệ thống vi khuẩn chí ở âm đạo. Nên với đa số người bệnh, nấm vùng kín không thể tự khỏi mà phải được tiến hành điều trị dứt điểm để tránh tái phát.
Nguyên nhân khiến nấm âm đạo tái phát nhiều lần
Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ việc nấm men vốn tồn tại ở âm đạo phát triển mạnh hơn bình thường lấn át sự phát triển của hệ thống vi sinh vật. Có một số yếu tố khiến cho bệnh lý này đã được điều trị dứt điểm nhưng tái phát nhiều lần như:
– Vệ sinh vùng kín không đúng cách như không vệ sinh vùng kín hàng ngày, sử dụng những dung dịch vệ sinh vùng kín có chứa chất tẩy rửa mạnh, có mùi quá thơm hoặc có những chất kích ứng gây ảnh hưởng đến da cũng như môi trường bên trong âm đạo.
– Băng vệ sinh, cốc nguyệt san thường dùng có mùi thơm hoặc chứa những chất gây kích ứng da vùng kín.
– Mặc đồ lót ẩm ướt, chật bí hoặc không thay quần lót thường xuyên có thể tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển.
– Quan hệ tình dục trong khi chưa khỏi bệnh.
– Hệ thống miễn dịch suy yếu do sử dụng corticoid liều cao dài ngày, HIV/AIDS.
– Lạm dụng kháng sinh.
– Phụ nữ mang thai.
– Tiểu đường không được kiểm soát.
Nấm vùng kín nếu không được điều trị thì sẽ thế nào?
Nấm vùng kín nếu không được điều trị có thể dẫn tới nấm vùng kín nặng gây ảnh hưởng đến âm đạo, âm hộ nặng hơn là niệu đạo hoặc hậu môn. Tình trạng bội nhiễm vi khuẩn từ nấm vùng kín có thẻ làm xuất hiện tình trạng mệt mỏi, sốt cao gây khó khăn hơn trong việc điều trị.
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng khi xuất hiện tình trạng nhiễm nấm ở các bộ phận khác do có những vết thương hở có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng da và nặng hơn có thể là nhiễm trùng huyết.
Tại sao không nên trị nấm candida tại nhà trong lần đầu mắc bệnh?
Theo thống kê, có khoảng 66% phụ nữ mua thuốc điều trị nhiễm nấm nhưng nguyên nhân gây nên các triệu chứng của họ lại không phải do nấm. Các triệu chứng của nhiễm nấm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
– Kích ứng với các sản phẩm băng vệ sinh, xà phòng, dung dịch vệ sinh.
– Viêm âm đạo do vi khuẩn.
– Chlamydia.
– Trichomonas.
– Mụn rộp vùng kín.
Khi nào nấm vùng kín nên gặp bác sĩ?
Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám nếu không xác định chính xác là mình đang bị nhiễm nấm. Ngoài ra, nếu lần đầu xuất hiện những dấu hiệu bị nấm vùng kín, chị em cũng nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Trong trường hợp đã được điều trị khỏi tình trạng này nhưng lại tái phát sau vài tháng hoặc mắc nấm vùng kín nhiều hơn 1 lần trong 1 năm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để đánh giá liều thuốc đang dùng cũng như đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh.
Trong trường hợp xuất hiện một số dấu hiệu nấm vùng kín kèm theo những triệu chứng dưới đây, người bệnh không nên trì hoãn việc khám bệnh để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra:
– Sốt cao.
– Khí hư có mùi hôi khó chịu.
– Khí hư có lẫn máu.
– Đau lưng.
– Đau bụng dưới.
– Nôn.
Mong rằng bài viết đã trả lời cho độc giả câu hỏi “Nấm vùng kín có tự khỏi không?”. Mặc dù, đây là bệnh lý thường gặp nhưng khó khăn trong việc điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi gặp những dấu hiệu của bệnh này chị em đừng nên phớt lờ mà hãy đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về nấm vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
What Happens If You Don’t Treat a Yeast Infection?, Healthline, truy cập ngày 19/06/2024