“Cô bé ẩm ướt là dấu hiệu gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân dẫn tới cô bé ẩm ướt cũng như những biện pháp khắc phục qua bài viết dưới đây nhé!
Khí hư là gì?
Âm đạo và cổ tử cung đều chứa những tế bào tuyến đảm nhận nhiệm vụ tiết dịch nhầy để giúp giảm tình trạng ma sát cũng như tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi ở các cơ quan này phát triển.
Khí hư thường có màu trắng trong, kết cấu hơi dai, có thể kéo thành sợi. Tuy nhiên lượng khí hư sản xuất không cố định mà bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thai kỳ, quan hệ tình dục hay quá trình rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Bình thường, vùng kín luôn có một lượng dịch nhất định để tránh sự tổn thương của âm đạo cũng như cổ tử cung. Tuy nhiên, trường hợp “cô bé” ẩm ướt hơn bình thường thì có thể là dấu hiệu của một sự thay đổi nào đó trong cơ thể liên quan đến sinh lý hoặc bệnh lý.
Vì sao vùng kín ẩm ướt?
Kích thích vùng kín
Ở gần cửa âm đạo có tồn tại một tuyến gọi là tuyến Bartholin có chức năng sản xuất dịch âm đạo. Tuyến này khi bị kích thích sẽ cung cấp dịch bôi trơn cho quá trình giao hợp nhằm tránh những tổn thương đáng tiếc có thể xảy ra.
Mọi người có thể nhầm lẫn hiện tượng sinh lý này với tình trạng tiết dịch quá nhiều. Một số dấu hiệu có thể đi kèm trong quá trình kích thích vùng kín là:
– Nhịp tim và nhịp thở tăng.
– Đỏ bừng mặt, cổ và ngực.
– Núm vú cương cứng.
Thời điểm rụng trứng
Rụng trứng là thời điểm buồng trứng giải phóng trứng đã đủ điều kiện thụ tinh ra bên ngoài. Quá trình này thường xảy ra vào ngày thứ 14 trước ngày hành kinh.
Đây là thời điểm nồng độ hormone sinh dục là estrogen tăng lên. Điều này khiến cho dịch tiết cũng tăng lên và có màu sắc giống lòng trắng trứng sống. Sau thời điểm này, dịch tiết sẽ giảm đi đáng kể.
Lưu ý, kể cả khi chị em sử dụng biện pháp tránh thai thì quá trình rụng trứng vẫn có thể xảy ra. Vì vậy, đừng lo lắng nếu sử dụng thuốc tránh thai, cấy que hay đặt vòng mà vẫn xuất hiện tình trạng này.
Mang thai
Trong quá trình mang thai, lượng hormone sinh dục như estrogen và progesterone tiết ra nhiều khiến cho dịch âm đạo được sản xuất nhiều hơn. Điều này giúp bảo vệ âm đạo và thai nhi khỏi những ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài. Ngoài dịch có màu sắc bình thường thì cơ thể trong 1-2 tuần sau khi thụ thai thành công có thể xuất hiện máu báo thai màu hồng nhạt.
Vào cuối thai kỳ, lượng dịch tiết cũng có thể tăng thêm. Trước khi sinh dịch tiết có thể xuất hiện chất nhầy màu hồng báo hiệu chuẩn bị chuyển dạ.
Nhiễm trùng nấm men
Bị nấm ở vùng kín là tình trạng hay gặp ở nhiều chị em. Mặc dù nấm Candida là một trong những vi sinh vật thường xuyên tồn tại ở vùng kín nhưng khi âm đạo xuất hiện những yếu tố thuận lợi, loại vi sinh vật này sẽ nhanh chóng phát triển nhiều hơn bình thường.
Điều này khiến cho âm đạo bị nhiễm nấm. Một số triệu chứng nhiễm trùng nấm men hay gặp là:
– Đau vùng kín.
– Ngứa dữ dội.
– Khí hư màu trắng đục, dạng bột.
– Đau rát khi đi tiểu.
– Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một trong những nguyên nhân chính khiến người bệnh tiết nhiều khí hư. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này xuất phát từ sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn chí tại âm đạo giống như nấm men.
Một số triệu chứng có thể gặp của tình trạng viêm âm đạo do vi khuẩn có thể kể đến như:
– Khí hư có màu trắng đục, xám, vàng, xanh lá cây hoặc nếu tình trạng nặng thì có thể xuất hiện màu đen.
– Vùng kín có màu tanh nồng.
– Ngứa vùng kín.
– Đau bụng dưới.
Bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục
Các bệnh lý nhiễm trùng qua đường âm đạo như Chlamydia, lậu hay Trichomonas khiến cho các tuyến ở khu vực này tăng tiết dịch. Đây là những bệnh lý cần phải được điều trị ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
Một số triệu chứng người bệnh có thể xuất hiện như:
– Khí hư bất thường.
– Dịch âm đạo giống như mủ.
– Khí hư có mùi tanh hoặc hôi.
– Đau bụng vùng chậu.
– Phát ban.
– Nóng rát khi đi tiểu.
Lộ tuyến cổ tử cung
Cổ tử cung được cấu tạo từ hai tế bào có tính chất khác nhau là tế bào tuyến có nhiệm vụ tiết dịch nằm ở bên trong và tế bào bào vảy nằm ở bên ngoài giúp bảo vệ cổ tử cung. Khi tế bào tuyến phát triển quá mức, chiếm chỗ của tế bào vảy sẽ khiến cho vùng này tiết nhiều dịch hơn bình thường.
Cách khắc phục “cô bé” ẩm ướt
Để giảm tình trạng ẩm ướt vùng kín, chị em cần phải tìm được nguyên nhân gây bệnh để có những biện pháp điều trị phù hợp. Đây là lý do mà người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được thăm khám nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra, chị em có thể thực hiện những mẹo sau để giảm những ảnh hưởng của khí hư ra nhiều:
– Dùng đồ lót cotton: Chất liệu cotton giúp thoáng khí, thoải mái và dễ thấm hút nên hạn chế tình trạng khí hư ra nhiều ảnh hưởng đến sự phát triển của vi khuẩn chí ở âm đạo.
– Quan hệ tình dục an toàn: Mọi người nên sử dụng bao cao su khi quan hệ và tuyệt đối không quan hệ khi đối tượng của mình mắc những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: Vệ sinh vùng kín hàng ngày với dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, không chứa những chất gây kích ứng vùng kín cũng như duy trì pH âm đạo nằm trong khoảng 3,8-4,2.
Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn câu trả lời cho câu hỏi “cô bé ẩm ướt là dấu hiệu gì?”. Nếu tình trạng này xảy ra kèm theo những dấu hiệu cảnh báo khác làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám nhé!
Nếu cần tìm hiểu thông tin về khí hư tiết nhiều hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.
Tài liệu tham khảo
1. Causes of heavy vaginal discharge, Medical News Today, truy cập ngày 12/07/2024
2. What Does It Mean If I’m Having a Lot of Vaginal Discharge?, MedicineNet, truy cập ngày 12/07/2024