Bật mí nguyên nhân dị ứng băng vệ sinh chị em có thể chưa biết

Dị ứng băng vệ sinh và tình trạng có thể gặp ở bất cứ phụ nữ nào. Tình trạng này do nhiều yếu tố chi phối. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây dị ứng băng vệ sinh và một số vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây dị ứng băng vệ sinh

Nguyên nhân

Hầu hết những vết phát ban xuất hiện sau khi dùng băng vệ sinh đều là hệ quả của tình trạng viêm da tiếp xúc. 

Do băng vệ sinh cấu tạo từ nhiều lớp khác nhau và mỗi lớp này đều có thể chứa những chất gây nên tình trạng kích ứng cho da. Cụ thể là:

– Mặt sau của băng vệ sinh: có chứa hợp chất polyolefin có thể gây kích ứng da. Chất này cũng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất quần áo cũng như ống hút.

– Lõi thấm hút: được làm từ bọt thấm hút và cellulose, đôi khi lõi này còn đi kèm với cả gel thấm hút.

– Mặt trên băng vệ sinh: đây là vùng tiếp xúc trực tiếp với da. Các thành phần của cấu trúc này bao gồm polyolefin, oxit kẽm, petrolatum,…

– Chất kết dính: đây là chất giúp băng vệ sinh dính được vào quần lót.

– Thành phần khác: nhà sản xuất có thể cho thêm những hương liệu tạo mùi. Các chất này cũng có thể làm tăng nguy cơ kích ứng trên da.

Một số thành phần trong băng vệ sinh có thể gây kích ứng da

Theo một số thống kê, tỷ lệ dị ứng các chất trong băng vệ sinh chỉ chiếm 0,7% phụ nữ. Tuy nhiên, tình trạng da bị kích ứng khi sử dụng băng vệ sinh lại xuất hiện nhiều hơn do nhiều yếu tố nguy cơ khác nhau.

Yếu tố nguy cơ

Một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn làm xuất hiện tình trạng kích ứng da do băng vệ sinh như:

– Cọ sát: Khi di chuyển, băng vệ sinh cọ sát vào da dẫn đến trầy da. Khi hoạt động mạnh, băng vệ sinh có xu hướng di chuyển về phía trước hoặc sau khiến cho âm hộ cũng như hậu môn bị ma sát dẫn tới tổn thương da.

– Viêm da tiếp xúc: Những chị em có làn da nhạy cảm có nguy cơ cao xuất hiện kích ứng với một số chất trong băng vệ sinh hơn những người không mắc bệnh lý này.

– Độ ẩm cao: Băng vệ sinh giúp giữ lại những chất tiết trong thời kỳ kinh nguyệt khi mà chúng thoát ra từ âm đạo. Việc này khiến cho vùng kín ẩm và có nhiệt độ cao hơn bình thường. Một số chất được giữ lại ở băng vệ sinh có thể gây nên tình trạng kích ứng là mồ hôi, nước tiểu, enzym trong phân.

– Ít thay băng vệ sinh: Ít thay băng vệ sinh có thể tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây hại phát triển. Vì vậy, bất kể băng vệ sinh có trắng thì chị em cũng nên thay băng vệ sinh trong khoảng từ 4-6 giờ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín.

Dấu hiệu dị ứng băng vệ sinh

Chị em gặp phải tình trạng kích ứng do băng vệ sinh có thể dẫn tới một số triệu chứng như sau:

– Da nổi mẩn đỏ.

– Da nổi những sẩn đỏ có diện tích lớn.

– Xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở vùng kín.

– Ngứa và nóng rát vùng kín.

– Khí hư bất thường. Triệu chứng này xảy ra nếu có kèm theo tình trạng viêm âm đạo.

Da nổi mẩn đỏ, trầy xước là một trong những dấu hiệu của dị ứng băng vệ sinh

Lưu ý, mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nếu có một chất trong băng vệ sinh gây tình trạng dị ứng nặng dẫn tới phản vệ thì người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu như:

– Khó thở.

– Mệt mỏi.

– Sưng mí mắt.

– Phát ban nổi khắp người.

– Đau ngực.

– Hụt hơi.

Chẩn đoán dị ứng băng vệ sinh

Trong một số trường hợp, tình trạng dị ứng băng vệ sinh có thể được chẩn đoán nhanh chóng bằng cách dựa vào phản ứng bất thường của cơ thể xuất hiện vài giờ sau khi sử dụng băng vệ sinh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể dựa vào những đặc điểm tổn thương để xác định bệnh lý này. Tuy nhiên, trong trường hợp khó chẩn đoán, bác sĩ sẽ phải loại trừ tất cả các nguyên nhân khác thì mới có thể kết luận chị em bị dị ứng băng vệ sinh.

Điều trị dị ứng băng vệ sinh

Trong trường hợp dùng băng vệ sinh bị ngứa, rát, chị em cần phải ngừng sử dụng ngay và thay thế loại đang sử dụng bằng sản phẩm không mùi, an toàn với da nhạy cảm. Để làm giảm tình trạng kích ứng, người bệnh có thể ngâm vùng kín trong nước ấm từ 5-10 phút. 

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kem chứa hydrocortisone ở âm hộ để giảm cảm giác đau rát. Chị em không nên sử dụng loại kem này khi chưa có chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Bình thường, dị ứng do băng vệ sinh thường biến mất sau 2-3 ngày nếu được điều trị tích cực và cách ly hoàn toàn với nguyên nhân gây bệnh. Một số tình trạng nặng gây ra nhiễm trùng có thể được bác sĩ kê phác đồ điều trị riêng.

Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng dị ứng băng vệ sinh nặng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm:

– Vùng kín xuất hiện nhiều vết loét.

– Các dấu hiệu của phản vệ như khó thở, đau ngực,…

– Sốt.

– Ra nhiều khí hư kèm theo màu sắc bất thường như xanh, vàng.

– Ngứa vùng kín dữ dội.

Khi xuất hiện ngứa vùng kín dữ dội, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho độc giả những thông tin liên quan đến dị ứng băng vệ sinh. Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu nêu trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về kích ứng da do băng vệ sinh hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Adult diaper rash: What you need to know, Medical News Today, truy cập ngày 09/07/2024

2. Why Do Menstrual Pads Cause Rashes?, Healthline, truy cập ngày 09/07/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *