Vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai hay không?

“Vùng kín ẩm ướt có phải là dấu hiệu mang thai không?” là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu những đặc điểm của khí hư trong những ngày mang thai và những dấu hiệu để nhận biết có thai qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao vùng kín ẩm ướt?

Dịch tiết âm đạo (hay còn gọi là khí hư) là một chất được các tế bào tuyến tại âm đạo và cổ tử cung tiết ra để bảo vệ âm hộ, âm đạo cũng như những cơ quan khác của hệ thống sinh dục.

Vùng kín ẩm ướt do nhiều nguyên nhân gây ra

Lượng dịch âm đạo tiết ra không cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nồng độ hormone, bệnh lý sinh dục đi kèm hoặc tình hình sức khỏe của chị em ở ngay tại giai đoạn đó. Cụ thể là:

– Môi trường sống: Những người sống ở môi trường nóng ẩm thì dịch tiết có thể đi kèm mồ hôi nên vùng kín ẩm ướt hơn bình thường cũng là điều dễ hiểu.

– Nồng độ hormone cao: Nội tiết tố nữ estrogen là yếu tố kích thích các tế bào tuyến ở âm đạo tiết dịch. Vì vậy, lượng hormone estrogen càng cao thì dịch tiết càng nhiều. Vì vậy, những giai đoạn như trước khi trứng rụng, trước khi hành kinh hay đang trong giai đoạn mang thai, chị em sẽ thấy dịch tiết nhiều hơn bình thường.

– Nhiễm khuẩn vùng kín: Các vi sinh vật gây hại như nấm, vi khuẩn sẽ kích thích các tế bào tuyến sản xuất nhiều dịch. Tuy nhiên, tình trạng này có thể đi kèm những dấu hiệu khác như mệt mỏi, ngứa vùng kín, buồn nôn, nôn,…

Vùng kín ẩm ướt có phải là dấu hiệu của mang thai?

Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen tăng cao. Điều này sẽ khiến cho các tế bào tuyến tiết nhiều dịch hơn nên vùng kín sẽ ẩm ướt. 

Tuy nhiên tình trạng khí hư ra nhiều với màu sắc khác thường không chỉ là dấu hiệu của thụ thai thành công mà còn do nhiều yếu tố, đặc biệt nhiều chị em hay nhầm máu báo thai với dấu hiệu báo hiệu chu kỳ kinh nguyệt mới. 

Một số đặc điểm của dịch âm đạo trong quá trình mang thai có thể kể đến như:

– Khí hư tiết nhiều hơn bình thường, có màu hơi ngả vàng, không mùi.

– Trong hai tuần đầu khi hợp tử thành công bám vào niêm mạc tử cung, các tế bào này sẽ bong ra và khiến cho dịch âm đạo có màu hồng nhạt. Lưu ý, màu hồng này không giống như máu kinh hay máu ở các bệnh lý chảy máu âm đạo bất thường. 

– Khí hư ở những ngày đầu mang thai thường loãng và dễ dính hơn bình thường nên có thể khiến nhiều chị em cảm thấy khó chịu.

Khi nào vùng kín ẩm ướt cần gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện dịch âm đạo bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám

Khí hư tiết nhiều không thể là đặc điểm để nhận biết mang thai hay không. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo chị em đang mắc những bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục. Vì vậy, nếu xuất hiện những đặc điểm sau kèm việc khí hư tiết nhiều hơn bình thường, chị em nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị:

– Dịch âm đạo màu sắc bất thường như vàng, xanh, trắng đục.

– Dịch âm đạo dạng bột hoặc có nhiều bọt.

– Đau rát âm đạo.

– Ngứa vùng kín.

– Vùng kín có mùi hôi.

– Sưng đau vùng kín.

– Tiểu buốt và tiểu rắt.

Các dấu hiệu để nhận biết mang thai 

Vào những tháng đầu tiên của thai kỳ, nhiều chị em thường không nhận biết được những thay đổi của cơ thể. Một số đặc điểm mà mẹ bầu có thể gặp như:

Chậm kinh

Khi trứng và tinh trùng kết hợp kèm theo làm tổ thành công thì sẽ tiết ra những tín hiệu khiến trứng không rụng theo chu kỳ như bình thường nữa. Chính điều này sẽ dẫn tới các niêm mạc tử cung không còn bóc tách trong thời gian này nữa mà phải nhanh chóng phát triển để để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển.

Với những phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều, chậm kinh là dấu hiệu để nhận biết mang thai

Tuy nhiên, dấu hiệu chậm kinh này thường chỉ để nhận biết với những trường hợp có kinh nguyệt đều. Với những chị em có kinh nguyệt không đều thì không thể dựa vào triệu chứng này.

Xuất hiện những thay đổi vùng ngực

Nồng độ estrogen tăng cao không chỉ khiến cho khí hư tiết ra nhiều mà còn khiến cho vùng ngực xuất hiện những thay đổi như:

– Ngực căng tức.

– Quầng vú rộng.

– Núm vú nhô ra ngoài nhiều hơn.

Buồn nôn

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp trong những tháng đầu tiên của thai kỳ

Với sự gia tăng nhanh của hormone estrogen và progesterone, cơ thể vẫn chưa kịp thích nghi hoàn toàn có thể dẫn tới tình trạng buồn nôn, đặc biệt là vào buổi sáng. Nhiều phụ nữ còn gặp tình trạng nôn nghén nặng ảnh hưởng tới việc ăn uống.

Cơ thể mệt mỏi

Nội tiết tố thay đổi, cơ thể chưa kịp thích nghi dễ dẫn tới tình trạng căng thẳng, buồn bực và hay cáu giận trong thời kỳ này. Mặt khác, nhiều mẹ bầu có thể xuất hiện triệu chứng như mệt mỏi, buồn ngủ, ngủ nhiều hơn bình thường. 

Làm thế nào để xác định mang thai chính xác?

Để nhận biết mình có mang thai không, chị em không nên dựa vào những sự thay đổi của cơ thể để khẳng định chính xác. Hai phương pháp giúp chị em nhận biết mình mang thai hay không như:

– Que thử thai: Sử dụng que thử thai nhúng vào nước tiểu sẽ giúp đánh giá nồng độ của hormone hCG – hormone xuất hiện với nồng độ cao trong thai kỳ. Độ chính xác của que thử thai lên tới 97% nên được khuyến cáo sử dụng để nhận biết có thai.

– Xét nghiệm máu: Đây là xét nghiệm giúp đo lường chính xác nồng độ hormone beta-hCG trong máu. Xét nghiệm này có thể nhận biết sớm chị em có thai hay không trong vòng 6-8 ngày, sớm hơn rất nhiều so với que thử thai.

Que thử thai là lựa chọn giúp xác định chị em có mang thai hay không nhanh chóng

Mong rằng bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi “vùng kín ẩm ướt có phải dấu hiệu mang thai không?”. Mặc dù đây không phải là triệu chứng đặc trưng nhưng nếu nghi ngờ thì bạn cũng nên lựa chọn cho mình những biện pháp để xác định xem mình có thai hay không nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin về cách xác định mang thai chính xác hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

Vaginal discharge in pregnancy, NHS, truy cập ngày 12/07/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *