[Giải đáp] Vùng kín bị nấm trắng khi mang thai có sao không?

Xuất bản: UTC +7

Trong giai đoạn mang thai, do nội tiết tố thay đổi, chị em thường xuất hiện tình trạng vùng kín bị nấm trắng nhiều hơn bình thường. Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến nấm vùng kín và ảnh hưởng của chúng trong quá trình mang thai qua bài viết dưới đây nhé!

Vùng kín bị nấm trắng khi mang thai phổ biến thế nào?

Khi mang thai,  mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi nội tiết tố khiến cơ thể chưa kịp thích nghi với những thay đổi hóa học trong âm đạo. Điều này khiến cho vùng kín dễ bị nhiễm nấm hơn. Theo nghiên cứu, có khoảng 20-30% phụ nữ bị nhiễm trùng nấm men khi mang thai, đặc biệt là khi hormone estrogen trong máu tăng cao.

Vùng kín bị nấm thường gặp ở mẹ bầu hơn những người khác

Nhiễm nấm ở vùng kín có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào nhưng các dấu hiệu bị nấm ở vùng kín thường xuất hiện ở ba tháng giữa của thai kỳ.

Dấu hiệu bị nấm vùng kín là gì?

Ngứa giữ dội vùng kín là triệu chứng có thể gặp của người bị nấm vùng kín

Khi xuất hiện tình trạng vùng kín bị nấm, người bệnh có thể nhận thấy một số triệu chứng như:

– Xuất hiện khí hư màu trắng đục hoặc nâu, kết cấu tương tự như bã đậu. Đôi khi, khí hư còn có mùi giống như bánh mì hỏng.

– Dịch âm đạo tiết nhiều hơn bình thường.

– Âm hộ đỏ, ngứa dữ dội.

– Nặng hơn, người bệnh có thể quan sát được tình trạng nấm xuất hiện ở âm hộ.

– Đau khi đi tiểu.

⇒ Xem thêm: 5 dấu hiệu bị nấm vùng kín mà chị em có thể bỏ qua

Nấm ở vùng kín có thể gây hại cho thai kỳ không?

Nhiễm trùng nấm men thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được điều trị có thể dẫn tới tình trạng ngứa, đỏ, viêm. Đặc biệt, nếu dấu hiệu ngứa không được cải thiện, da sẽ bị tổn thương dẫn tới nhiễm trùng da. Ngoài ra, nấm vùng kín có thể dẫn tới mệt mỏi và các vấn đề tiêu hóa.

Ở những tuần cuối của thai kỳ, tình trạng nấm vùng kín nếu không được điều trị kèm theo nhiễm khuẩn liên cầu nhóm B không được điều trị thích hợp có thể dẫn tới tình trạng vỡ ối non, nhiễm trùng ối, sinh non.

Vì vậy, dù ở trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nếu xuất hiện tình trạng vùng kín bị nấm trắng, chị em nên đến các cơ sở y tế Sản phụ khoa để được điều trị thích hợp.

Cách trị nấm vùng kín khi mang thai

Kem bôi hoặc thuốc đặt âm đạo là những lựa chọn điều trị nấm vùng kín ở phụ nữ mang thai. Những loại thuốc không kê đơn như Miconazole, Clotrimazole và Terconazole đã được chứng minh tác dụng cũng như tính an toàn với người sử dụng. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong 3-7 ngày.

Nhiều chị em trong giai đoạn này thấy các triệu chứng cải thiện nên không dùng thuốc nữa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến nấm vùng kín tái phát nhiều lần.

Thuốc bôi được ưu tiên sử dụng trong thời kỳ mang thai

Thuốc uống Diflucan (fluconazole) không được khuyến cáo điều trị cho người bệnh trong thời kỳ mang thai. Mặc dù đây là thuốc cải thiện được triệu chứng nhanh hơn thuốc vôi nhưng thuốc này có nguy cơ dẫn tới sảy thai, dị tật bẩm sinh, thai chết lưu.

Tuy một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng chỉ có khoảng 12/10 000 trẻ có mẹ sử dụng thuốc này xuất hiện những bất thường nhưng thuốc này cũng được đánh giá là không an toàn với phụ nữ mang thai.

Có thể trị tận gốc bệnh nấm vùng kín không?

Mặc dù, nấm vùng kín rất dễ tái phát nhưng bệnh có thể được điều trị khỏi hoàn toàn nếu bệnh nhân thỏa mãn những điều kiện như:

– Kiểm soát được hầu hết các yếu tố nguy cơ như đường máu ở mức độ bình thường, không sử dụng kháng sinh liều cao kéo dài.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, giữ vùng kín khô sạch, không tự ý dùng thuốc.

– Điều trị đúng theo phác đồ của bác sĩ.

– Môi trường âm đạo duy trì ổn định theo pH sinh lý.

– Đối tác không có vấn đề gì về bệnh lý lây truyền qua đường âm đạo.

Trong thời gian mang thai làm gì để không nhiễm nấm vùng kín?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể tuân thủ những hướng dẫn sau:

– Khi đi vệ sinh nên lau từ trước ra sau.

– Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành điều trị

– Vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh không mùi, không gây dị ứng, không chứa các chất như Alcohol, Paraben, Phthalate, Sulfate, Triethanolamine sẽ gây ảnh hưởng đến vùng kín và nặng hơn là sự phát triển của thai nhi.

– Không lựa chọn dung dịch vệ sinh có mùi quá nồng.

– Không thụt rửa  hay ngâm mình trong bồn tắm quá lâu.

– Hạn chế bổ sung các sản phẩm chứa nhiều đường.

– Ăn sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn như lactobacillus acidophilus tăng cường sức đề kháng.

– Mặc quần áo thoải mái, thoáng khí.

Nếu các mẹ bầu đang không biết lựa chọn sản phẩm nào để vệ sinh vùng kín hàng ngày thì có thể lựa chọn bọt vệ sinh phụ nữ Xcare Women có chứa các thành phần có nguồn gốc từ tự nhiên, nhập khẩu, đạt chứng nhận ECOCERT – COSMO như rễ dâu tằm, rễ diếp xoăn, tràm trà, đài hoa gạo, oải hương, decyl glucoside hạn chế gây tình trạng dị ứng và ảnh hưởng đến thai nhi.

Ngoài bảng thành phần thân thiện, Xcare Women còn có pH cân bằng với pH âm đạo nên sẽ hạn chế sự thay đổi bất thường của hệ vi sinh vật vùng kín. Với dạng bọt, Xcare Women có thể mang đến trải nghiệm tiện lợi cho người dùng.

Bọt vệ sinh Xcare Women phù hợp với cả phụ nữ mang thai

Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tình trạng vùng kín bị nấm trắng trong thời kỳ mang thai. Do thời kỳ này, phụ nữ dễ bị ảnh hưởng bởi nấm nhiều hơn bình thường nên chị em cần thực hiện tốt những biện pháp chăm sóc vùng kín để tránh mắc phải bệnh lý này nhé!

Nếu cần tìm hiểu thông tin nấm vùng kín hoặc tư vấn chuyên sâu về sản phẩm chăm sóc vùng kín, mời độc giả liên hệ theo số hotline miễn cước 1800 9229 để được Dược sĩ chuyên môn hỗ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Giao lưu trực tuyến: nhiễm nấm âm đạo, Bệnh viện Từ Dũ, truy cập ngày 18/05/2024

2. Answers to 6 burning questions about yeast infection during pregnancy, UTS Medical Center, truy cập ngày 18/05/2024

3. Yeast Infection During Pregnancy, American Pregnancy, truy cập ngày 18/05/2024

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *